8 Tháng Năm, 2024
  • 7:55 chiều KHÓA TU MÙA HÈ (2020)
  • 6:47 chiều Tụng kinh Pali (Theravada) hằng ngày
  • 4:53 chiều Mi Tiên Vấn Đáp (01) Vô Ngã hay Danh
  • 4:52 chiều Mi Tiên Vấn Đáp (02) Danh Số
  • 4:51 chiều Mi Tiên Vấn Đáp (03) Cách nói chuyện của Hiền Giả và Vương Giả

Chùa Bình Long

1C/20 Trần Lê, p.Đức Long, tp. Phan Thiết - ĐT: 0914.060605

Lịch sử chùa Bình Long

Địa chỉ: 1C/20 Đường Trần Lê, Phường Đức Long, TP.Phan Thiết, Tỉnh Bình Thuận.

  • Tháng 11 năm 1963, Đại Đức Pháp Lạc (Trần Công Khuê) và Đại Đức Huệ
    Chơn (Trần Công Tình) ra Phan Thiết thăm bà con: Gia đình Ông Trần Công, gia đình ông Trần Công Cử, gia đình ông Đồng Ngọc Tình. Hai ngài tạm trú nhà của ông Đồng Ngọc Tình (chủ trại ghe Sơn Thủy, xéo cửa phường Đức Long) tập trung bà con đến để giảng đạo.
  • Tháng 3 năm 1964, có thêm sự hỗ trợ của Đại Đức Thiện Căn, các Ngài thỉnh
    thoảng ra Phan Thiết để giảng đạo tại nhà ông Đồng Ngọc Tình.
  • Tháng 1 năm 1965, các Ngài mượn đình Nhuận Đức (khu vực Phường Đức
    Long) ở để truyền đạo, chờ tìm xin đất cất chùa.
  • Tháng 6 năm 1965, có thêm sự hỗ trợ của Đại Đức Tâm Chế, các Ngài vô ra Sài Gòn- Phan Thiết để hoằng Pháp.
  • Tháng 2 năm 1967, ông nguyễn Hữu Đức (Phường chót Phường Đức Long)
    hướng dẫn các Ngài coi đất và Đại Đức Pháp Lạc, (tục danh Trần Công Khuê) đứng tên xin 2 lô đất, lô A thuộc Phường Đức Long, lô B thuộc Ấp Kim Hải, Xã Kim Bình, được Tỉnh Trưởng-Tỉnh Bình Thuận: Đinh Văn Đệ ký ngày 20/8/1967
  • Ngày 30/8/1967: Đại Đức Thiện Căn, Đại Đức tâm Chế và một số Thiện Tín:
    • Ông Lê Thều
    • Ông Trần Công
    • Ông Trần Công Cử
    • Ông Đồng Ngọc Tình
    • Ông Phan Văn Giỏi
    • Ông Lê bá Hất
    • Ông Lê Thạnh
    • Bà Dư Thị Trân
    • Bà Nguyễn Thị Mai
    • Bà Nguyễn Thị Liễu
  • Cùng nhau hợp sức đập pháp lô kốt của Pháp (xây bằng đá chẻ, hiện là khu vực phòng trụ trì và nhà mát chỗ cây sala) và xây dựng 3 gian thờ Phật (hiện là nhà Trai Đường) khánh thành ngày 30 tháng 12 năm 1967
  • Ngài Hòa Thượng Giới Nghiêm ghép hai từ sau của Xã Kim Bình và Phường Đức Long thành Bình Long. Sau khi khánh thành các Sư về Sài Gòn.
  • Đại Đức pháp Lạc xin được đất ở Mỹ Tho, Ngài lo xây dựng Chùa Pháp Bảo.
  • Đại Đức Thiện Căn xin được đất ở Bình Dương, ngài lo xây dựng Chùa Thanh Long
  • Đại Đức Huệ Chơn nhận ngôi nhà tự ở Thủ Đức.
  • Đại Đức Tâm Chế về Sài Gòn, vô ra không thường ở Chùa Bình Long, vì sự sống ở đây quá khó khăn, vì không có nước sinh hoạt, tuổi già sức yếu, ngài không chịu nỗi sự khó khăn, thiếu thốn.

  • Tết Mậu Thân, năm 1968, máy bay trực thăng Mỹ bắn khốc liệt làm hư 1 mái chùa.
  • Tháng 7 năm 1968 Đại Đức Thiện Dũng, Tổng thư ký Giáo Hội ký giấy cho Đại Đức Tuệ Quả ra ở Chùa Bình Long-Phan Thiết, phụ giúp cho Đại Đức Tâm Chế.
  • Tháng 8 năm 1968 các Ngài vận động xin tôn hột mè (Mỹ) lợp lại mái chùa, và xây them 1 gian phía sau (nay đã đập phá)
  • Tháng 9 năm 1968, Ông Đàng Thiên Ngộ, là Phó hội trưởng-hội Cư SĨ Phật giáo Nguyên Thủy Sài Gòn, ông Đàng Thiên Ngộ là cha của Đàng Thiên Ngôn (Tỉnh Trưởng Bình Thuận) tổ chức bầu Ban Tri Sự – Chùa Bình Long, gồm có:
    • Ông Nguyễn Văn Giác (ba sắc) – Trưởng ban
    • Ông Nguyễn Hữu Đức – Phó ban
    • Ông Lê Thạnh – Thư ký
    • Ông Phan Văn Giỏi – Thủ Quỷ
    • Ông Lê Thiều (Thiện Huệ) – Cố vấn.
  • Tháng 9 năm 1968, Bà Tám Quảng cúng 1 cái giếng bi, sâu 9m (vị trí trước tượng Bồ Tát đản sanh hiện tại) nay đã bị phá hủy.
  • Tháng 12 năm 1968, Đại Đức Tâm Chế về Chùa Kỳ Viên và được bổ nhiệm làm trụ trì Tam Bảo Thiền Viện-Vũng Tàu. Còn ở lại một mình, Đại Đức Tuệ Quả thấy sự truyền đạo và phát triển chùa rất khó, chùa ít người lui tới, vì những nguyên nhân:
    1. Bộ chỉ huy đại đội 173 địa phương quân (chế độ trước) đóng quân tại Chùa, xây lô kốt làm kho đạn (nay trước phòng sư trụ trì) đạn bỏ lung tung, hàng chục lớp hang rào kẻm gai, dây thép gai bung rào hết khu vức chùa.
    2. Dân phản ảnh về chay mặn. Đạo gì? Đọc kinh nghe không được ? Đại Đức Tuệ Quả quyết định đi vào nhân tâm để truyền đạo và xây chùa.
  • Tháng 3 năm 1969: Đại Đức Tuệ Quả vận động xin dời khu quân sự.
  • Tháng 4 năm 1969 Khu quân sự được dời ra khỏi khu vực đất của chùa.
  • Tháng 5 năm 1969, Tuệ Quả mở lớp học miễn phí, lớp học đầu tiên có các em Hoàng Tấn Bình, Phạm Đương Thuần, Phạm Thị Thảo, Phạm Thị Luận, Phạm Thị Thành, Trần Thị Cảnh, Phan Thị Lợi, Phan Thị Thạnh, Lê Thị Ái Hoa, Lê Thị Nụ, Lê Thị Ba, Phan Thị Long, Phạm Thị Bảy, Phạm Văn Tám, Phạm Văn Mười. Học sinh tăng dần lên 100 em, chia làm 3 lớp: sáng, trưa, chiều. Giờ ra chơi, Đại đức Tuệ Quả chăm só những em bị bịnh, cho thuốc uống, thoa thuốc, băng bó cho những em bị gẻ lỡ, những em không có sách vở thì mua cho sách vở, trong giờ dạy thường kể chuyện cổ tích Phật giáo, nhất là chuyện tiến thân của Đức Bổn Sư, dạy bổn phận làm con đối với ông bà, cha mẹ của người Phật tử, và kính trọng bậc trưởng thượng. Từ từ bà con đến chùa để tìm hiểu về đạo, sự sinh hoạt của chùa bắt đầu phát triển.
  • Tháng 6 năm 1969: Ngài Pháp Lạc ký giấy ủy quyền cho Đại Đức Tuệ Quả lo giấy tờ đất của Chùa, đến ngày 26/6/1970 hoàn chỉnh giấy tờ lô đất A + lô B, Trưởng Ty điền địa Tỉnh Bình Thuận dán tem ký tên, đóng dấu: Bùi Quang Minh.
  • Ngày 20/9/1969: Tuệ Quả thành lập Gia Đình Phật Tử đặt tên là Kassapa (Ca Diếp), hai người hướng dẫn đầu tiên là:
    • Ông Phạm Nam – Gia trưởng
    • Ông Phạm Năm (Giang) – Liên đoàn trưởng.
    • Cô Phạm Thị Khuê (Cúc )
    • Cô Lê Thị Thìn
    • Cô Cao Thị Minh Hường.
    • Cô Trần Thị Nguyệt
    • Cô Lê Thị Vỏ
    • Cô Nguyễn Thị Bích Hoa
    • Cô Côi
    • Ông Trần Ngọc Kỳ
    • Ông Nguyễn Văn Châu
    • Ông Nguyễn Đắc Thắng
    • Ông Lê Trung Vân
    • Ông Võ Ngọc Lợi
    • Đại Đức Tuệ Quả – Cố vấn giáo lý
  • Ban Bảo Hộ Gia Đình Phật Tử:
    • Ông Phan Văn Trọng
    • Bà Nguyễn Thị Bảy
    • Bà Nguyễn Thị Hồng
    • Bà Nguyễn Thị Hường
    • Bà Nguyễn Thị Dung
    • Bà Nguyễn Thị Mại
    • Bà Dư Thị Trân (Cô Hai Chơn)

Gia đình Phật tử sinh hoạt đều, tiến bộ nhanh, hàng tuần các em học 1 giờ giáo lý. Mỗi năm, các em được học 1 khóa giáo lý 3 tháng (vào những tháng các em nghỉ hè) do Đại Đức Tuệ Quả giảng dạy, mãn khóa các em được tổ chức thi và được cấp bằng giáo lý và phần thưởng. Các em thuộc rành kin h Tam Bảo Pāli. Giáo lý Phật giáo Nguyên Thủy (Theravāda) được lan rộng, nhiều người đến tìm hiểu.

  • Tháng 11 năm 1969, Đại Đức Tuệ Quả cho xây kiền móng chuẩn bị xây chánh điện (cũ) mặt bằng không đủ diện tích xây dựng, hằng đêm Đại Đức Tuệ Quả tựu hợp các em nhỏ đến kể chuyện cổ tích, nhờ các em xúc cát, đứa thì dùng cái lon không hoặc các thau nhỏ để xúc cát từ dưới chân đồi (trước nhà Nhung) lên đổ, ông Phạm Nam vận động bánh kẹo, nước giải khát, ông Phan Văn Trọng hàng đêm cho 4 lít dầu làm đuốc đốt tạo ánh sáng, khuyến khích các em xúc đất đổ lên để nới rộng mặt bằng 3m, từ trước đến hết nền chánh điện cũ, Ông Lê Thiều thấy trẻ con làm được việc, ông kêu gọi các hàng Thiện Nam, Tín Nữ góp công của thuê bà bảy Huề gánh đất đổ nới rộng được 3m, mặt bằng chưa đủ xây dựng, Đại đức Tuệ Quả vận động xe múc đổ nới rộng 4m. Cảnh chùa dung đèn dầu không đủ ánh sáng và người ta phóng uế bừa bãi trước chùa (từ chùa ra đến đường Trương Văn Ly) Đại Đức Tuệ Quả xin nơi Quân Y Đoàn Mạnh Hoạch 10 cây thong dầu, 2 cuộn dây điện lớn, 15 cuộn dây kẽm gai, 50 cây trụ rào sắt.
  • Tháng 1 năm 1970, các Phật Tử phụ giúp làm hàng rào từ sau chùa ra đến đường nhựa (Trương Văn Ly)
  • Tháng 3 năm 1970, Đại Đức Tuệ Quả tiếp nhận Giới tử
  • Tháng 7 năm 1970, Đại Đức Tuệ Quả đưa 3 Giới Tử vào Tam Bảo Thiền Viện – Vũng Tàu thọ giới Sadi, do Ngài Hòa Thượng Giới Nghiêm truyền giới và đặt pháp danh:
    • Tuệ Bảo (Phạm Dương Hiệp);
    • Tuệ Huấn (Nguyễn Văn Phúc)
    • Tuệ Giác (Trần Văn Thắng)
  • Tháng 7 năm 1970, Ông Lê Thều, ông Phạm Nam, ông Phạm Văn Trọng, bà Nguyễn Thị Hồng mua 2 lô đất rẫy (nằm trong bản đồ của đất chùa) dâng cúng cho Chùa lô 1 từ nhà của Nhung dài ra 70m, có cái giếng nhỏ nằm giữa ranh của Nhung và bà Nguyệt. Lô 2 từ nhà tư Ngư dài ra 60m, giếng nhỏ cách nhà Tư Ngư 20m.
  • Tháng 2 năm 1970, ông Phan Văn Trọng cúng 1 trụ cờ bằng ống tiếp nước cao 12m đầu trụ có bánh xe bát chánh đạo (8 căm), bà Nguyễn Thị Hồng, bà Nguyễn Thị Hường cúng 1 lá cờ Phật giáo 2m x 3m.
  • Tháng 8 năm 1970, bầu lại Ban Tri Sự, gồm có:
    • Ông Lê Phú Vinh – Trưởng ban
    • Ông Phan Đình Kiên – Phó ban
    • Ông Lê Bá Hốt – Thư ký
    • Ông Phạm Tam – Phó thư ký
    • Ông Phan Văn Trọng – Thủ Quỹ
  • Ban Hộ Niệm:
    • Bà: Dư Thị Chân (Cô Hai Chơn)
    • Bà: Nguyễn Thị Mai
  • Ban Hộ Tăng:
    • Bà Nguyễn Thị Hồng
    • Bà Nguyễn Thị Bảy
    • Bà Nguyễn Thị Hường
    • Bà Nguyễn Thị Dung
  • Ban Hoằng Pháp:
    • Đại đức Tuệ Quả
    • Ông Lê Thều
  • Tháng 10 năm 1970, ông Phan Văn Trọng và Ông Trần Văn Quốc cất 1 cái cốc bằng gỗ, lợp tôn, 4 mái nóc nhọn, hình vuông, mỗi cạnh 2,5m (phía sau chánh điện cũ) dâng cho Đại Đức Tuệ Quả.
  • Tháng 11 năm 1970, Đại đức Tuệ Quả, ông Nguyễn Hữu Đức, ông Lê Thều, ông Phan Đình Kiên cùng đi vòng quanh thị xã Phan Thiết vận động tịnh tài, vật tư xây dựng chánh điện (cũ).
  • Tháng 12 năm 1970, thi công đợt 2, xây tường, lợp tôn, làm cửa, bàn ghế, đủ tiện nghi sinh hoạt trong chùa. Niềm phấn khởi vì sự phát triển Phật giáo Nguyên Thủy tại Phan Thiết.
  • Tháng 2 năm 1971, ông Lê Phú Vinh cúng cổng chùa (hiện tại) ngoài đường rẻ vào 8m. Bốn trụ đúc bằng pi 0m60, bảng chùa bằng khung sắt, chữ bằng sắt dày.
  • Tháng 4 năm 1971, ông Lê Thều cúng xi măng xây cấp từ dưới thấp lên chùa (nay đã bị phá). Ông Lê Phú Vinh cúng 4 trụ tại cấp và 2 trụ ở 2 gốc (trụ đúc bằng pi 25cm chuẩn bị làm song ly. (giờ không còn).
  • Tháng 5+6 năm 1971, xây 2 cái giếng đường kính 2m, lấy nước sinh hoạt chùa và tưới cây cảnh.
  • Ông Phan Văn Trọng cúng 1 cái máy bơm chạy bằng xăng và ống dẫn nước. (1 cái giếng ở khu nhà ông Tư Ngư và 1 cái cách đó 10m về phía chùa)
  • Tháng 11 năm 1971 (rằm tháng 10 ÂL trong dịp Lễ Dâng Y, Cô Huỳnh Thị Có (Bảy đen), CÔ Từ Vàng, Cô Sáu Hòa Hưng (sài gòn) phát tâm cúng đóng trần, lót gạch, tráng xi măng (chánh điện cũ), bắt đèn đượng ra tới cổng chùa (gần đường Trương Văn Ly) đúc lề đường, đổ đá, đất đỏ đường và mặt bằng sân chùa (tài xế Trần Văn Minh, Trần Văn Được chở đá).
  • Tháng 12 năm 1971, Phật tử Nguyễn Văn Châu đắp cây bồ đề trong chánh điện (cũ), Trần Ngọc Kỹ đắp cảnh và sơn. Việc xây cất chánh điện xong, Cô Sáu Hòa Hưng hoan hỷ dâng cúng Kim thân Bổn Sư (đang thờ + 1 bộ lư + 2 chân đèn lớn và 1 bộ lư chân đèn nhỏ, đều bằng đồng). Tiến sĩ Trần Hoàn Trương, pháp danh Đại Đức Thiện Giới du học ở Ấn Độ về, nghe nói Chùa Bình Long khánh thành chánh điện, đại đức xin ngài Hòa thượng tăng thống Giới Nghiêm, dâng cho chùa Bình Long 1 viên xá lợi của Bổn Sư cở bằng hạt đậu màu vàng ửng hồng mà Đại đức mới nhận từ Ấn Độ về. Cô giáo Hạnh gần chùa Kỳ Viên cúng 1 hộp đựng viên xá lợi Phật + 1 tháp đồng cao 15cm, 1 hộp đựng xá lợi 1 tháp bắng đồng cao 40cm đựng cái tháp nhỏ. Khi nhà nước quản lý chùa, cái tháp lớn bị mất, cái tháp nhỏ giờ Đại đức Tuệ Quả giữ làm kỷ niệm.
  • Tháng 6 năm 1972, Đại đức Tuệ Quả và ông Tôn Tích Danh (Sáu Bài) đi thỉnh tượng Bổn Sư tại Phú Định gần cầu Phú lâm, Chợ Lớn, thỉnh xá lợi tại chùa Kỳ Viên-sài gòn. Cô Huỳnh Thị Có (bảy đen) Cô Tư Vàng và Cô Sáu Hòa Hưng làm chủ lễ khánh thành chánh điện chùa Bình Long. Thiện tín và gia đình Phật tử Kassapa vào lập đoàn hương án tại cây số 14 đường vào sài gòn đón và cung nghinh kim thân Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni và Xá Lợi. Đoàn xe chạy vòng quanh Thị xã Phan Thiết, về tôn trí an vị kim thân Bổn Sư và xá lợi tại chánh điện chùa Bình Long. Dưới sự chứng minh của Hòa thượng Tăng thống Giới Nghiêm và 20 vị Sư, hơn 300 Thiện Tín Sài gòn, Mỹ Tho, Nha Trang, Phan Thiết tham dự. Kim thân Bổn Sư sau lễ khánh thành, Hòa thượng Giới Nghiêm thỉnh về thờ tại Chùa Định Quang, phi nôm-Đà Lạt.
  • Tháng 8 năm 1972: Cô Sáu Hòa Hưng cúng đổ đá đỏ làm đường, dời đường vào xã Kim Bình ra khỏi ranh đất chùa và xây tường rào hết ranh, mặt tiền đất chùa (dọc theo đường Trương Văn Ly) đã bị đấp phá.
  • Tháng 4 năm 1973, xây 2 phòng dạy học, đủ bàn ghế đã bị đập phá (nay là nền bảo tháp)
  • Tháng 7 năm 1974, duyên lành đã hết, Tuệ Quả quỳ trước kim thân Đức Bổn Sư xin xả giới, về Tây Ninh, sống đời thường của người Phật Tử.

“Nghĩ rằng suốt kiếp theo chân Phật

Mặc áo cà sa đến Niết Bàn,

Ngờ đâu nghiệp trước theo chân kịp

Quảy gánh lên vai khối nợ trần”

Tuệ Quả – 1974